1. Mục đích của khóa học Phát triển cảm xúc cho trẻ từ 7-12 tuổi
=>Khóa học sẽ giúp học sinh
- Cảm nhận được cảm xúc của bản thân, trên cơ sở đó trẻ nhìn nhận được nguyên nhân xuất hiện các cảm xúc tích cực và tiêu cực để lựa chọn hành động cho phù hợp với hoàn cảnh, tình huống giao tiếp.
- Phân biệt được hoạt động đúng và sai từ đó trẻ biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức
- Suy nghĩ tích cực trong các tình huống để tạo động lực và hứng thú trong học tập và giao tiếp
- Biết nói lời yêu thương với những người xung quanh, biết chia sẻ nỗi vất vả với người thân trong gia đình
Những gì tiêu cực từ thực tế cuộc sống tác động đến sự phát triển tâm lý của trẻ
- Những thông điệp xấu của mạng xã hội, hình ảnh, phim truyện, trò chơi bạo lực, môi trường sống xung quanh…
- Trẻ bị áp bức, bị đe dọa, bắt nạt, bị xúc phạm…
- Sinh hoạt ít có điều kiện giao tiếp (nhà mặt phố, đường quốc lộ, gia đình ít anh em, phụ huynh quá bận rộn với công việc…)
- Tác động từ những hoàn cảnh kém hạnh phúc (gia đình không thuận hòa – thường xuyên xảy ra xung đột, cãi cọ, gia đình có ba mẹ ly hôn…)
- Những hoàn cảnh đặc biệt khác (cha/mẹ đơn thân, trẻ không sống cùng ba mẹ – gia đình ly tán…)
Khiến cho trẻ bộc lộ những cảm xúc tiêu cực (có những lời nói, hành vi: Giận dữ, gây thương tích cho người khác, ghét đồ vật, con vật, ghét thiên nhiên, thậm chí ghét những người xung quanh trẻ, có hành xử ích kỷ…. Hoặc có tiềm ẩn của những cảm xúc tiêu cực.

2. Chúng tôi dựa trên cơ sở nào?
” Con người có 8 chỉ số thông minh là: IQ, EQ, CQ, PQ, AQ, SQ, MQ. Chỉ số cảm xúc chiếm đa số để đạt được thành công.
Chỉ số IQ ít thay đổi theo thời gian thì chỉ số EQ có thể “học” và thay đổi theo bất cứ giai đoạn, môi trường nào. “
CHÚNG TÔI TIN MỘT NGÀY TỚI ĐÂY CON BẠM LÀM ĐƯỢC:
- Đến bên bạn kể những câu chuyện vui khi thấy bạn mệt mỏi.
- Giúp đỡ một người nghèo khổ, khó khăn.
- Bé biết nói lên quan điểm của mình và đánh giá những việc tốt – xấu
- Biết cách thể hiện tình yêu thương đối với mọi người trong gia đình.
- Cảm nhận thế giới xung quanh bằng tình yêu thương.
- Tạo được nguồn cảm xúc khi viết văn.
3. Biểu hiện cảm xúc tiêu cực:
- Qua lời nói: Nói tục, dễ xúc động, thiếu kiềm chế, lời nói làm tổn thương người khác, hạ thấp danh dự của người khác, nói nặng lời (Con không thích những gì đáng yêu? Con ghét phải làm bạn với chúng? Con không muốn nó tồn tại, ngắt hoặc giẫm đạp nó. Nói nhiều, mong muốn được nói, nói nhanh. Khi có điều gì bực bội, không hài lòng, trẻ khó diễn đạt cho người khác hiểu, bỏ đi hoặc đánh.
- Qua hành vi: Đập ném đồ đạc, không muốn làm việc hoặc chơi cùng các bạn, thích đánh nhau, tranh đồ với người khác, dọa nạt như đánh, đuổi, làm người khác sợ, con trai đánh nhau, con gái nói xấu bạn, phớt lờ, phao tin gây chia rẽ…Sở thích là làm cho người khác sợ mình bằng cách đánh hoặc đuổi.
- Các con chưa cảm nhận được vẻ đẹp từ thế giới xung quanh như: Chưa cảm nhận được vẻ đẹp của cây, loài vật và từ thiên nhiên, nên khi viết văn các con đều dùng văn mẫu, chưa nói ra được cảm nhận và viết ra được cảm nhận của bản thân.
- Hậu quả: Nếu những biểu hiện trên không được tác động sẽ trở thành cá nhân thù địch khi 30 tuổi, hành vi phạm pháp, đánh đập vợ con. Đặc biệt đến tuổi dậy thì, khi rơi vào khủng hoảng, trẻ không kiềm chế được, thường dẫn đến hậu quả dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bản thân, gia đình, nhà trường..
4. Biện pháp:
- Hình thức tổ chức lớp học, tác động vào nhận thức, nhận biết được cái đẹp, cái hay từ thiên nhiên (câu chuyện, trò chơi, đóng vai) – thực hành trải nghiệm (trồng cây, chăm sóc nuôi và nhìn thấy sự phát triển thành quả, cây lớn của mình
- Tác động vào nhận thức, cảm nhận nét đẹp của tự nhiên thông qua việc trải nghiệm thực tế.
- Đóng vai để kìm hãm loại bỏ hành vi bắt nạt, thù địch của học sinh.
5. NỘI DUNG KHÓA HỌC:
Nếu trẻ biết cảm nhận cái đẹp trong độ tuổi tiểu học (giáo dục thẩm mỹ tốt) giúp cho đầu óc uyển chuyển, mềm mại, dễ tiếp thu điều hay lẽ phải, cái đẹp như dòng suối nuôi dưỡng lòng tốt và trí thông minh. Ngoài ra còn làm nảy nở nơi học sinh mong muốn những điều tốt lành, đem niềm vui đến mọi người. Thiếu cái đẹp trẻ sẽ buồn rầu, khô héo, thế giới tinh thần nghèo nàn, còm cõi, thui chột năng khiếu và phẩm chất tốt đẹp.
Trên cơ sở rèn luyện cảm nhận cái đẹp cho trẻ sẽ là nền tảng để phát triển trí tuệ cảm xúc. Trẻ sẽ được tham gia để tìm hiểu bản thân, hình thành khả năng linh hoạt và tinh tế cho trẻ, nhạy bén trong suy nghĩ và xử lý tình huống. Điều đặc biệt qua khóa học hình cho trẻ nền tảng vững chắc về chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ khả năng tự nguyện và mong muốn thực hiện hành vi đạo đức. Ngoài ra, qua quá trình rèn luyện ý chí sẽ giúp trẻ vững bước và làm chủ được bản thân trong mọi tình huống và vượt qua mọi khó khăn thử thách của cuộc sống.
Tên cảm xúc | Tên bài học | Mục tiêu |
Cảm xúc thẩm mỹ
|
1. Đánh giá bản thân |
|
2. Chấp nhận cảm xúc tiêu cực |
|
|
3. Thích ứng cảm xúc |
|
|
4. Cảm nhận vẻ đẹp từ thế giới thực vật |
|
|
5. Cảm nhận vẻ đẹp thế giới động vật |
|
|
6. Cảm nhận tình yêu thương con người |
|
|
7. Bài tập và thực hành chuyên sâu |
|
|
Cảm xúc trí tuệ | 8. Vốn từ về cảm xúc 1 |
|
9. Vốn từ về cảm xúc 2 |
|
|
10. Tạo động lực cho hành động |
|
|
11. Thấu cảm |
|
|
12. Kỹ năng xã hội 1 |
|
|
13. Kỹ năng xã hội 2 |
|
|
14. Nền tảng đạo đức cơ bản |
|
|
Cảm xúc đạo đức (mức độ nâng cao) | 15. Rèn luyện thói quen đạo đức |
|
16. Thực hành và thực hành chuyên sâu |
|
Cảm xúc chi phối toàn bộ đời sống và hoạt động của con người thông qua lời nói và hành động nhận biết được cảm xúc của mình, gọi tên được cảm xúc của mình và của người khác đề từ đó định hướng ứng xử cho phù hợp.
